Cho đi nghĩa là nhận lại

Kiến thức là tài sản chung, ta đã nhận được, thì phải có nghĩa vụ cho đi.

Bến Nhà rồng

Ngày nay Bến Nhà rồng đã trở thành một địa danh lịch sử, một bảo tàng.

Hà Giang

Ruộng bậc thang ở Hà Giang.

Hồ Gươm

Những hàng cây ven hồ Gươm chắc sẽ còn thay đổi nhiều.

Đà lạt

Dù cuộc sống đã đổi thay nhưng những nét xưa còn đọng lại đâu đó ở ga Đà Lạt.

Saturday, July 26, 2014

Bảng tính tuổi thọ trung bình

Để tính tuổi thọ trung bình của một nhóm dân số, người ta có nhiều cách, trong đó có cách dùng bảng sống. Dưới đây là bảng sống do GS Nguyễn Văn Tuấn xây dựng nên, xin được chia sẻ lại để các cán bộ ngành dân số sử dụng.
Xin trân trọng cám ơn GS Nguyễn Văn Tuấn.
Để bắt đầu tình toán, các bạn hãy điền số dân ở các độ tuổi vào cột Px, và số ca tử vong của độ tuổi đó ở cột dx. Trong bảng này, đó là các nhóm tuổi.
Download tại đây

Thursday, July 24, 2014

Nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã/phường


a)Xây dựng kế hoạch công tác năm, chương trình công tác quý, tháng, tuần về DS-KHHGĐ. Sau khi kế hoạch được Trạm trưởng Trạm Y tế cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cán bộ DS-KHHGĐ có trách nhiệm tham mưu, phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giám sát hoạt động của cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn bản, các ngành, đoàn thể theo đúng nhiệm vụ được phân công.

b)Hướng dẫn cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn bản: Lập chương trình công tác tuần, tháng; thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ, thu thập số liệu về DS-KHHGĐ, lập báo cáo tháng, lập các sơ đồ và biểu đồ quản lý các chỉ tiêu DS-KHHGĐ của xã; phương pháp tuyên truyền, vận động, tư vấn; cung cấp bao cao su, thuốc uống tránh thai. 

c)Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn bản; giúp Trưởng trạm Y tế xó tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã.

d)Tổ chức giao ban cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn bản hàng tháng để đánh giá kết quả hoạt động về DS-KHHGĐ của từng thôn ấp. Kịp thời giải quyết hoặc xin ý kiến cấp có thẩm quyền để giải quyết những vấn đề phát sinh. Dự giao ban cán bộ chuyên trách tại cấp huyện hàng tháng.

 đ) Tham dự đầy đủ các khoá đào tạo, tập huấn về DS-KHHGĐ do cơ quan cấp trên tổ chức.

 e)Đề xuất với cấp trên các vấn đề cần thực hiện về DS-KHHGĐ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm DS-KHHGĐ các quận/huyện


1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về DS-KHHGĐ và truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên cơ sở kế hoạch của Chi cục DS-KHHGĐ thuộc Sở Y tế và tình hình thực tế trên địa bàn huyện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, cung cấp dịch vụ về DS-KHHGĐ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
 3. Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, phổ biến các sản phẩm truyền thông về DS-KHHGĐ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.
 4. Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát chuyên môn các hoạt động về DS-KHHGĐ của trạm y tế xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản.
 5. Quản lý và triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ, các dự án khác được Chi cục DS-KHHGĐ phân công.
6. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản.
 7. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực DS-KHHGĐ/SKSS.
8. Quản lý cán bộ, viên chức, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật; quản lý cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản.
9. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định hiện hành.
10. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ và Uỷ ban nhân dân huyện giao.

Kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012


Ngày 20 tháng 2 năm 2012, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ban hành Phương án điều tra biến động dân sốvà kếhoạch hoá gia đình thời điểm 1 tháng 4 năm 2012. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu được tiến hành hàng năm nhằm thu thập các thông tin vềdân số, biến động dân số(sinh, chết và di cư) cũng như thông tin cơbản vềtình hình sửdụng các biện pháp tránh thai và sức khỏe sinh sản của phụnữ.

Wednesday, July 23, 2014

Các khóa học không nên bỏ lỡ

Làm thế nào để cán bộ DS-KHHGĐ vận động lãnh đạo địa phương? Làm thế nào để có được những chủ trương và nguồn lực để công tác DS-KHHGĐ đạt được hiệu quả cao nhất?
Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng đã có những khóa học đáp ứng nhu cầu của các cán bộ từ chuyên trách xã đến Trung tâm DS-KHHGĐ quận/huyện.


Liên hệ: Bác sĩ Nguyễn Tân Sơn. ĐT; 0948416699

Dự báo dân số Việt Nam 2009 - 2049


Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Vì vậy, sốliệu dân số được cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác rất cần thiết cho công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế- xã hội. Thực tếcông tác kếhoạch hoá nhiều năm qua ởnước ta cho thấy các nhà quản lý và hoạch định chính sách không chỉcần những sốliệu dân sốtrong quá khứvà hiện tại mà còn cần cảnhững sốliệu dân sốtrong tương lai, được cung cấp bởi công tác dựbáo dân số. Trong vòng 3 thập kỷqua, nhiều dựbáo dân số đã được thực hiện. Tổng cục Thống kê, sau các cuộc tổng điều tra dân sốcảnước năm 1979, 1989 và 1999, đều tiến hành lập dựbáo dân sốvới mức độchi tiết khác nhau. Dựbáo dân sốlần này chủyếu dựa vào sốliệu của cuộc Tổng điều tra dân sốvà nhà ởnăm 2009 (từ đây vềsau gọi tắt là Tổng điều tra 2009) đểdựbáo sốdân cho thời kỳ40 năm tiếp theo (trong tài liệu này gọi là Dựbáo dân sốViệt Nam 2009).

Wednesday, July 2, 2014