Cho đi nghĩa là nhận lại

Kiến thức là tài sản chung, ta đã nhận được, thì phải có nghĩa vụ cho đi.

Bến Nhà rồng

Ngày nay Bến Nhà rồng đã trở thành một địa danh lịch sử, một bảo tàng.

Hà Giang

Ruộng bậc thang ở Hà Giang.

Hồ Gươm

Những hàng cây ven hồ Gươm chắc sẽ còn thay đổi nhiều.

Đà lạt

Dù cuộc sống đã đổi thay nhưng những nét xưa còn đọng lại đâu đó ở ga Đà Lạt.

Thursday, December 26, 2019

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 (chính thức)

Báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đã có tại đây

Tuesday, December 10, 2019

Thủ tướng bổ nhiệm thêm một thứ trưởng Bộ Y tế

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Phó bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên được Thủ tướng bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Y tế, ngày 9/12.

Ông Tuyên (53 tuổi), tốt nghiệp Học viện Quân Y. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ tại địa phương như: Phó giám đốc, Giám đốc Trung tâm y tế thành phố Hưng Yên; Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND thành phố Hưng Yên; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ. Tháng 6/2016, ông làm Phó bí thư thường trực Tỉnh uỷ, nhiệm kỳ 2016-2020. Sau đó, ông được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh.

Bộ Y tế hiện có ba thứ trưởng là các ông Trương Quốc Cường, Nguyễn Trường Sơn, Đỗ Xuân Tuyên.  

Kể từ ngày 22/11/2019, bà Nguyễn Thị Kim Tiến chính thức miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong thời gian chưa có Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục phụ trách toàn diện Bộ Y tế theo phân công của Bộ Chính trị

Saturday, November 23, 2019

Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030

Ngày 22/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định  1679/QĐ-TTg  phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược này là : Quán triệt sâu sắc và triển khai đầy đủ Nghị quyết số 21-NQ/TW  ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Tập trung mọi nỗ lực chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Mục tiêu tổng quát:
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát   triển đất nước nhanh, bền vững.
Chiến lược có 8 mục tiêu tổng quát với những nhiệm vụ và giải pháp, phân công các Bộ, ngành và địa phương cùng thực hiện theo chức năng, thẩm quyền thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về dân số.
Toàn văn quyết định download tại đây.
Xem thêm các văn bản liên quan tại Chính sách dân số

Thursday, November 14, 2019

Nợ công

Thứ ba, 12/11/2019, 17:28 (GMT+7) 
Chính phủ được duyệt vay gần 490.000 tỷ đồng năm 2020
Quốc hội đồng ý để Chính phủ vay gần 490.000 tỷ đồng trong năm 2020 nhằm bù đắp bội chi, nhận nợ bảo hiểm và trả nợ gốc ngân sách Trung ương

Chiều 12/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 với 93,37% đại biểu tham gia tán thành. Theo đó, tổng thu ngân sách hơn 1,51 triệu tỷ đồng, tổng chi xấp xỉ 1,75 triệu tỷ đồng.

Mức bội chi năm 2020 được Quốc hội cho phép là 234.800 tỷ đồng, khoảng 3,44% GDP. Trong số này, ngân sách Trung ương được bội chi 217.800 tỷ đồng, tương đương 3,2% GDP. Còn bội chi ngân sách địa phương là 17.000 tỷ đồng, khoảng 0,24% GDP.

Quốc hội đồng ý cho phép Chính phủ vay gần 490.000 tỷ đồng trong năm sau. Báo cáo trước đó của Chính phủ cho biết, khoản vay gần 490.000 tỷ này sẽ được dùng để cân đối ngân sách trung ương. Trong số này, 217.000 tỷ đồng dùng để bù đắp bội chi, 9.100 tỷ đồng nhận nợ bảo hiểm và 217.000 tỷ đồng trả nợ gốc ngân sách.

Để cân đối thu chi, Quốc hội yêu cầu Chính phủ siết chặt kỷ cương ngân sách; điều hành chính sách tài khoá chặt chẽ, minh bạch và đồng bộ với chính sách tiền tệ; nêu gương trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách.

"Chính phủ cần tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; chống lãng phí; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài và bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định", Nghị quyết Quốc hội nêu.

Quốc hội cũng đồng ý cho phép Chính phủ sẽ tiếp tục sử dụng nguồn thu từ xổ số cho đầu tư phát triển, ưu tiên rót vốn vào các lĩnh vực như giáo dục, dạy nghề, y tế công lập...

Chính phủ được yêu cầu thống nhất các khoản thu từ phí sử dụng đường bộ (gồm đường do Trung ương và địa phương quản lý) và phân chia nguồn thu này về ngân sách Trung ương.

Anh Minh
(vnexpress.net)
Thứ năm, 14/11/2019, 10:47 (GMT+7) 
Quốc hội duyệt chi gần 5 tỷ USD trả nợ lãi năm 2020
Tổng chi ngân sách năm 2020 được phê duyệt là gần 1,07 triệu tỷ đồng, trong đó gần một nửa là chi thường xuyên và 10% trả nợ lãi.

Ngày 14/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020 với 90,48% đại biểu tham gia tán thành. Theo đó, Quốc hội quyết định tổng thu ngân sách là gần 851.800 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương trên 660.500 tỷ. Còn chi ngân sách trung ương khoảng 1,06 triệu tỷ đồng, trong đó gần 367.710 tỷ đồng dành để bổ sung cân đối ngân sách địa phương.

Năm 2020, Quốc hội phê duyệt mức chi thường xuyên gần 480.000 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 220.000 tỷ, chi trả nợ lãi 115.400 tỷ và các khoản chi khác 20.300 tỷ đồng.

Riêng mức chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế giảm so với năm trước, còn 14.600 tỷ đồng, giảm 1.600 tỷ so với năm 2019.

Với ngân sách địa phương, Quốc hội quyết định dự toán bội thu năm 2020 là hơn 1,1 triệu tỷ đồng, nhưng vay bù đắp bội chi trên 18.100 tỷ và vay trả nợ gốc gần 11.400 tỷ đồng. Hà Nội và TP HCM là hai địa phương có số vay trả nợ gốc nhiều nhất, lần lượt hơn 4.600 tỷ và trên 3.700 tỷ đồng.
Thảo luận trước đó, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn cơ cấu phân bổ chi đầu tư phát triển còn phân tán, chưa đảm bảo vai trò chủ đạo theo Hiến pháp; còn giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất trong 5 năm qua.

Giải trình sau đó, Chính phủ nêu, dự toán chi thường xuyên năm 2020 là 470.600 tỷ đồng, chiếm gần 27% tổng chi ngân sách. Trong đó chi đầu tư phát triển ngân sách Trung ương là 220.000 tỷ đồng, tăng 23.100 tỷ (khoảng 11,7%) so với dự toán 2019 và chiếm gần 47% tổng chi đầu tư phát triển. Vì thế, Chính phủ cho rằng, dự toán chi đầu tư phát triển từng bước thực hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và cải thiện theo tinh thần Hiến pháp và Luật ngân sách Nhà nước.

Về phía cơ quan thẩm tra, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cho biết, trong điều kiện thu ngân sách còn khó khăn, nguồn thu  Trung ương phụ thuộc nhiều từ thu dầu thô, xuất nhập khẩu và phân chia giữa ngân sách Trung ương - địa phương có xu hướng giảm, việc Chính phủ dự kiến chi 220.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển là "nỗ lực trong điều hành ngân sách".

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra Quốc hội cũng nhìn nhận, mức phân bổ còn lại cho ngân sách Trung ương chỉ khoảng 112.900 tỷ đồng là thấp so với yêu cầu. Cơ quan này đề nghị cơ cấu lại nguồn thu ngân sách Trung ương, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hạ tầng trọng điểm.

Trước việc giải ngân vốn đầu tư công ì ạch, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rốt ráo rà soát lại quy trình, thủ tục, gỡ những điểm nghẽn ảnh hưởng trực tiếp tới thời hạn phân bổ, giao kế hoạch vốn và giải ngân vốn đầu tư công. Chính phủ cũng cần có chế tài xử lý đủ mạnh với các cơ quan, đơn vị, cá nhân gây chậm trễ trong việc giao kế hoạch vốn và giải ngân vốn.

Để cân đối ngân sách trung ương, địa phương, Quốc hội yêu cầu Chính phủ điều hành chi trả phí phát hành trái phiếu Chính phủ trong phạm vi dự toán chi trả nợ lãi của ngân sách Trung ương 2020 và chủ động cơ cấu lại nợ công theo quy định Luật Quản lý nợ công.

Nguyễn Hoài

Thursday, October 17, 2019

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được phân công kiêm giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng bộ Y tế

Sáng 14/10/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ đã trao quyết định của Bộ Chính trị phân công  Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Uỷ viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, kiêm giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng bộ Y tế và giao tân Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Bộ này.
Như vậy Phó thủ tướng Vũ Đức Đam là người phụ trách và điều hành công việc chung của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế - tổ chức thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với Bộ này theo quy định trong Đảng. Ông Đam được đề nghị "cần tập trung vào công tác cán bộ, đảm bảo sự đoàn kết trong toàn ngành để phát triển toàn diện các mặt công tác; đồng thời làm tốt công tác xây dựng Đảng và phòng, chống tham nhũng, lãng phí".
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến không còn giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ này, song theo quy định pháp luật, bà chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công đến khi Quốc hội có quyết định khác. Ba tháng trước, Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm bà Tiến làm Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương thay ông Nguyễn Quốc Triệu.
Ông Vũ Đức Đam (56 tuổi, quê Hải Dương) là tiến sĩ kinh tế, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), khóa XI, XII. Ông được bổ nhiệm Phó thủ tướng (trẻ nhất lúc bấy giờ) từ tháng 11/2013, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ, Lao động, việc làm, Y tế, Thông tin và truyền thông, Văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao...
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến (60 tuổi, quê Hà Tĩnh) có chuyên môn Phó giáo sư, tiến sĩ Y khoa; ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), khóa XI; là Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Y tế từ năm 2011.


Thursday, October 10, 2019

Tiêu chuẩn chức danh dân số viên hạng III (Mã ngạch V.08.10.28)

Căn cứ Thông tư 08/2016/TTLT-BYT-BNV ngày 15/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số.
Dân số viên hạng III có các tiêu chuẩn như sau:
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn hằng năm về dân số - kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn công tác;
b) Tham gia xây dựng các đề án, dự án chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình của đơn vị;
c) Tham gia phân tích, tng kết, đánh giá các nhiệm vụ chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình;
d) Thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và truyền thông, vận động về dân số - kế hoạch hóa gia đình theo chuyên môn;
đ) Thực hiện hướng dẫn, theo dõi, giám sát chuyên môn các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình;
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học kỹ thuật về dân số - kế hoạch hóa gia đình;
g) Tham gia giảng dạy chuyên môn, nghiệp vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình;
h) Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành y tế công cộng, học định hướng dân số - kế hoạch hóa gia đình trong phần kiến thức bổ trợ; nếu có trình độ đại học trở lên là chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ đạt chuẩn viên chức dân số;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư s 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nhận thức đúng chính sách của Đảng và Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
b) Có kiến thức chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình, có khả năng làm việc độc lập để giải quyết các vấn đề theo nhiệm vụ được giao;
c) Có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng đề xut và thực hiện các giải pháp chuyên môn;
d) Có năng lực tng hợp, phân tích, thu thập và xử lý số liệu về dân số - kế hoạch hóa gia đình;
đ) Có năng lực phối hợp với các tổ chức, cá nhân để thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình;
e) Có năng lực nghiên cứu, tham gia xây dựng tài liệu và tham gia giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình;
g) Viên chức thăng hạng từ chức danh dân số viên hạng IV lên chức danh dân số viên hạng III phải có thời gian giữ chức danh dân số viên hạng IV tối thiu là 02 năm đối với trường hp khi tuyển dụng có trình độ tốt nghiệp cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ tốt nghiệp trung cấp.

Monday, October 7, 2019

Thực trạng già hóa dân số Việt Nam từ những kết quả ban đầu của Tổng điều tra dân số 2019

Già hóa dân số là một trong những xu hướng và đặc điểm quan trọng nhất của thế kỷ 21, đặc biệt là ở Việt Nam và khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Trên toàn cầu, cứ 9 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Dự báo con số này sẽ tăng lên 5 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên vào năm 2050. Trong giai đoạn 2015 - 2030, số người cao tuổi trên toàn cầu dự đoán sẽ tăng lên 56% - từ 901 triệu lên 1,4 tỷ. Đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ cao hơn số người ở độ tuổi từ 15-24. Ở Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số đã tăng lên 11,9% năm 2017 và sẽ tăng lên gần gấp đôi là 20% vào năm 2038.

“Dân số già” thách thức tích lũy quốc gia

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình già hóa dân số nhanh chóng. Tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng từ 68,6 tuổi năm 1999 lên tới 73,2 tuổi năm 2014, và dự báo sẽ lên 78 tuổi vào năm 2030. Tốc độ già hóa dân số nhanh sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề. Trong đó, vấn đề chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội… trong khi thời gian để Việt Nam chuẩn bị thích ứng với dân số già ngắn hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mức tích lũy của quốc gia không đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, đa phần người cao tuổi không có tích lũy vật chất, 70% vẫn phải làm việc kiếm sống, trong khi người cao tuổi rất dễ bị tổn thương với những rủi ro kinh tế, xã hội khi con cái không có việc làm và cuộc sống ổn định.

Ngoài ra, cơ cấu và mô hình bệnh tật người cao tuổi nước ta hiện nay đang thay đổi theo xu hướng bệnh không lây nhiễm, các bệnh mãn tính như các bệnh về xương khớp, hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… tăng nhanh, dẫn đến chi phí chăm sóc y tế rất cao và tất yếu tạo thêm áp lực quá tải cho các bệnh viện vốn chưa được giải quyết dứt điểm.

Những vấn đề này đòi hỏi cần phải xây dựng những chính sách phù hợp cho người cao tuổi để đối phó với việc dân số già hóa nhanh hơn dự báo. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa thực sự sẵn sàng (cả về nhận thức và hành động) để đón dân số đang già nhanh chóng, thậm chí sẽ là dân số “siêu già” trong một vài thập kỷ nữa.

Sunday, October 6, 2019