Cho đi nghĩa là nhận lại

Kiến thức là tài sản chung, ta đã nhận được, thì phải có nghĩa vụ cho đi.

Bến Nhà rồng

Ngày nay Bến Nhà rồng đã trở thành một địa danh lịch sử, một bảo tàng.

Hà Giang

Ruộng bậc thang ở Hà Giang.

Hồ Gươm

Những hàng cây ven hồ Gươm chắc sẽ còn thay đổi nhiều.

Đà lạt

Dù cuộc sống đã đổi thay nhưng những nét xưa còn đọng lại đâu đó ở ga Đà Lạt.

Wednesday, April 16, 2014

Các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 2014

Hiện nay Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 2014 có 4 dự án được liệt kê dưới đây:
Dự án 1: Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (Mã số 0030.0038). Trong đó có các hoạt động:
- Mua phương tiện tránh thai
- Hậu cần các phương tiện tránh thai
- Hỗ trợ dự án (Trang bị bộ dụng cụ KHHGĐ; Hỗ trợ tiếp thị xã hội; Mua máy móc, thiết bị phục vụ...)
- Tập huấn, hội thảo kỹ thuật dịch vụ, hậu cần, kiểm tra, giám sát, quản lý dự án.
Dự án 2: Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới khi sinh (Mã số: 0030.0041) gồm các hoạt động chính:
- Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sau sinh.
- Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân
- Can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới khi sinh
- Tư vấn chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng
- Hỗ trợ thực hiện dự án
- Tập huấn, kiểm tra, giám sát, quản lý điều hành dự án
Dự án 3: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình ( Mã số: 0030.0042)  gồm các hoạt động:
- Xây dựng và thực hiện chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn.
- Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Thông tin, số liệu chuyên ngành DS-KHHGĐ
- Hoạt động truyền thông
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát, quản lý điều hành chương trình.
Đề án: Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển (Mã số 0030.0037) gồm các hoạt động
- Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/ Kế hoạch hóa gia đình.
- Nâng cao chất lượng khi sinh.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống  cơ sở dữ liệu thông tin quản lý.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông về dân số, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, SKSS/KHHGĐ
- Nâng cao hiệu quả quản lý đề án, chương trình.
- Các hoạt động tại địa phương.

Monday, April 7, 2014

Tập huấn cho công chức mới tuyển dụng

Ngày 7/4/2014, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức tập huấn cho công chức mới tuyển dụng. Mục tiêu của lớp tập huấn là cung cấp cho các công chức mới cái nhìn toàn cảnh về công tác DS-KHHGĐ, các vấn đề nổi bật trong thời gian tới. Lớp cũng cung cấp những kỹ năng xử lý quy trình công tác mà các công chức sẽ thường xuyên phải sử dụng tại Tổng cục DS-KHHGĐ.
Các giảng viên: Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Lương Thế Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Đinh Thái Hà.

Sunday, April 6, 2014

Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014

Từ ngày 1/4 Tổng cục Thống kê sẽ tiến hành Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, sau 5 năm kể từ cuộc Tổng điều tra năm 2009. Mục đích của cuộc điều tra nhằm thu thập số liệu về dân số và nhà ở trên phạm vi cả nước làm cơ sở để đánh giá các chương trình quốc gia về dân số và nhà ở, qua đó đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011–2015; bổ sung kho dữ liệu dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo quá trình phát triển dân số và nhà ở giữa hai kỳ tổng điều tra trên phạm vi cả nước và từng địa phương; và cung cấp dàn mẫu cho các cuộc điều tra thống kê đối với hộ dân cư.
Cuộc Điều tra cũng giúp xây dựng chính sách, lập kế hoạch dân số và nhàgò ở phục vụ lập Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2016-2020; giám sát thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết; cung cấp số liệu về quy mô dân số đến cấp huyện 5 năm sau điều tra dân số 2009; làm cơ sở rà soát, hiệu chỉnh số liệu dân số hàng năm giai đoạn 2010-2014.
Đây là một điều tra chọn mẫu quy mô lớn với 5% số hộ dân cư cả nước được chọn từ 20% tổng số địa bàn cả nước. Trên cả nước sẽ có khoảng 1.121.850 hộ được điều tra. Dàn chọn mẫu là dàn tổng thể từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Mẫu được chọn theo từng huyện. Tổng số có 699 dàn mẫu cấp huyện (trừ 4 huyện đảo nhỏ).
Nội dung điều tra bao gồm: nhân khẩu thực tế thường trú của hộ dân cư; các trường hợp chết của hộ dân cư; nhà ở của hộ dân cư; tình trạng hôn nhân; thông tin về lịch sử sinh của phụ nữ. Đơn vị điều tra là hộ dân cư. Điều tra viên đến từng hộ phỏng vấn trực tiếp chủ hộ điều tra (hoặc người cung cấp thông tin) và thành viên của hộ là phụ nữ từ 15-49 tuổi để ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra.
Thời gian điều tra tại địa bàn khoảng 20 ngày, bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày 1/4/2014 và kết thúc chậm nhất vào ngày 20/4/2014. Cuộc điều tra được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc.
Thu Phương (gopfp.gov.vn)

Saturday, April 5, 2014

Bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng

Ngày 26/3/2014, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Dương Quốc Trọng đã ký các quyết định liên quan đến vấn đề nhân sự của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng. Theo đó, kể từ ngày 26/3/2014, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ thôi kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng. Sau gần 7 tháng giữ chức vụ Giám đốc kiêm nhiệm Trung tâm, ông Nguyễn Văn Tân đã xây dựng và củng cố để bộ máy Trung tâm Đào tạo kiện toàn và từng bước vững vàng với nhiệm vụ.
Cùng ngày, ông Nguyễn Cao Trường, Phó Giám đốc Trung tâm được đề bạt chức vụ Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng. Ông Nguyễn Cao Trường nguyên là Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số, được điều động giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ 30/8/2013.

Đoàn giảng viên Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng đi thực tế tại Hải Dương

Trong hai ngày, 18 và 19/3/2014, đoàn giảng viên Trung tâm Đào tạo do Phó Tổng cục trưởng kiêm Giám đốc Trung tâm Nguyễn Văn Tân làm trưởng đoàn đã đi thực tế tại tỉnh Hải Dương. Thành phần của đoàn gồm 16 người là giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm và giảng viên thỉnh giảng của Trung tâm. Mục tiêu của chuyến công tác này là  Cập nhật kiến thức thực tế trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình: thông qua báo cáo và hỏi đáp tại cơ sở, các giảng viên hiểu được những vẫn đề giữa thực tế và lý luận trong các hoạt động tổ chức, xây dựng kế hoạch, thực hiện các chiến dịch truyền thông đồng thời tìm hiểu nhu cầu đào tạo, tập huấn tại địa phương.
Đoàn đã tham và làm việc tại Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hải Dương, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Ninh Giang và làm việc với ban DS-KHHGĐ xã Hồng Thái, huyện Ninh Giang.
Chuyến đi thực tế đã đem lại những kết quả tốt cho các giảng viên khi có thể liên kết kiến thức sách vở với các vấn đề thực tế hoạt động, ngoài ra, mỗi giảng viên tùy theo lĩnh vực mình phụ trách còn rút ra nhiều bài học về vấn đề tổ chức hoạt động đào tạo.