Cho đi nghĩa là nhận lại

Kiến thức là tài sản chung, ta đã nhận được, thì phải có nghĩa vụ cho đi.

Bến Nhà rồng

Ngày nay Bến Nhà rồng đã trở thành một địa danh lịch sử, một bảo tàng.

Hà Giang

Ruộng bậc thang ở Hà Giang.

Hồ Gươm

Những hàng cây ven hồ Gươm chắc sẽ còn thay đổi nhiều.

Đà lạt

Dù cuộc sống đã đổi thay nhưng những nét xưa còn đọng lại đâu đó ở ga Đà Lạt.

Thursday, October 17, 2019

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được phân công kiêm giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng bộ Y tế

Sáng 14/10/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ đã trao quyết định của Bộ Chính trị phân công  Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Uỷ viên Ban cán sự Đảng Chính phủ, kiêm giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng bộ Y tế và giao tân Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của Bộ này.
Như vậy Phó thủ tướng Vũ Đức Đam là người phụ trách và điều hành công việc chung của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế - tổ chức thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với Bộ này theo quy định trong Đảng. Ông Đam được đề nghị "cần tập trung vào công tác cán bộ, đảm bảo sự đoàn kết trong toàn ngành để phát triển toàn diện các mặt công tác; đồng thời làm tốt công tác xây dựng Đảng và phòng, chống tham nhũng, lãng phí".
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến không còn giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ này, song theo quy định pháp luật, bà chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công đến khi Quốc hội có quyết định khác. Ba tháng trước, Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm bà Tiến làm Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương thay ông Nguyễn Quốc Triệu.
Ông Vũ Đức Đam (56 tuổi, quê Hải Dương) là tiến sĩ kinh tế, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), khóa XI, XII. Ông được bổ nhiệm Phó thủ tướng (trẻ nhất lúc bấy giờ) từ tháng 11/2013, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ, Lao động, việc làm, Y tế, Thông tin và truyền thông, Văn hóa, du lịch, thể dục, thể thao...
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến (60 tuổi, quê Hà Tĩnh) có chuyên môn Phó giáo sư, tiến sĩ Y khoa; ủy viên Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), khóa XI; là Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Y tế từ năm 2011.


Thursday, October 10, 2019

Tiêu chuẩn chức danh dân số viên hạng III (Mã ngạch V.08.10.28)

Căn cứ Thông tư 08/2016/TTLT-BYT-BNV ngày 15/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số.
Dân số viên hạng III có các tiêu chuẩn như sau:
1. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn hằng năm về dân số - kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn công tác;
b) Tham gia xây dựng các đề án, dự án chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình của đơn vị;
c) Tham gia phân tích, tng kết, đánh giá các nhiệm vụ chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình;
d) Thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và truyền thông, vận động về dân số - kế hoạch hóa gia đình theo chuyên môn;
đ) Thực hiện hướng dẫn, theo dõi, giám sát chuyên môn các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình;
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học kỹ thuật về dân số - kế hoạch hóa gia đình;
g) Tham gia giảng dạy chuyên môn, nghiệp vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình;
h) Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành y tế công cộng, học định hướng dân số - kế hoạch hóa gia đình trong phần kiến thức bổ trợ; nếu có trình độ đại học trở lên là chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ đạt chuẩn viên chức dân số;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư s 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nhận thức đúng chính sách của Đảng và Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
b) Có kiến thức chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình, có khả năng làm việc độc lập để giải quyết các vấn đề theo nhiệm vụ được giao;
c) Có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng đề xut và thực hiện các giải pháp chuyên môn;
d) Có năng lực tng hợp, phân tích, thu thập và xử lý số liệu về dân số - kế hoạch hóa gia đình;
đ) Có năng lực phối hợp với các tổ chức, cá nhân để thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình;
e) Có năng lực nghiên cứu, tham gia xây dựng tài liệu và tham gia giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình;
g) Viên chức thăng hạng từ chức danh dân số viên hạng IV lên chức danh dân số viên hạng III phải có thời gian giữ chức danh dân số viên hạng IV tối thiu là 02 năm đối với trường hp khi tuyển dụng có trình độ tốt nghiệp cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ tốt nghiệp trung cấp.

Monday, October 7, 2019

Thực trạng già hóa dân số Việt Nam từ những kết quả ban đầu của Tổng điều tra dân số 2019

Già hóa dân số là một trong những xu hướng và đặc điểm quan trọng nhất của thế kỷ 21, đặc biệt là ở Việt Nam và khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Trên toàn cầu, cứ 9 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Dự báo con số này sẽ tăng lên 5 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên vào năm 2050. Trong giai đoạn 2015 - 2030, số người cao tuổi trên toàn cầu dự đoán sẽ tăng lên 56% - từ 901 triệu lên 1,4 tỷ. Đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ cao hơn số người ở độ tuổi từ 15-24. Ở Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số đã tăng lên 11,9% năm 2017 và sẽ tăng lên gần gấp đôi là 20% vào năm 2038.

“Dân số già” thách thức tích lũy quốc gia

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình già hóa dân số nhanh chóng. Tuổi thọ trung bình của Việt Nam đã tăng từ 68,6 tuổi năm 1999 lên tới 73,2 tuổi năm 2014, và dự báo sẽ lên 78 tuổi vào năm 2030. Tốc độ già hóa dân số nhanh sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề. Trong đó, vấn đề chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp, an sinh xã hội… trong khi thời gian để Việt Nam chuẩn bị thích ứng với dân số già ngắn hơn nhiều so với các nước khác, dẫn đến mức tích lũy của quốc gia không đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội.
Bên cạnh đó, đa phần người cao tuổi không có tích lũy vật chất, 70% vẫn phải làm việc kiếm sống, trong khi người cao tuổi rất dễ bị tổn thương với những rủi ro kinh tế, xã hội khi con cái không có việc làm và cuộc sống ổn định.

Ngoài ra, cơ cấu và mô hình bệnh tật người cao tuổi nước ta hiện nay đang thay đổi theo xu hướng bệnh không lây nhiễm, các bệnh mãn tính như các bệnh về xương khớp, hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… tăng nhanh, dẫn đến chi phí chăm sóc y tế rất cao và tất yếu tạo thêm áp lực quá tải cho các bệnh viện vốn chưa được giải quyết dứt điểm.

Những vấn đề này đòi hỏi cần phải xây dựng những chính sách phù hợp cho người cao tuổi để đối phó với việc dân số già hóa nhanh hơn dự báo. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa thực sự sẵn sàng (cả về nhận thức và hành động) để đón dân số đang già nhanh chóng, thậm chí sẽ là dân số “siêu già” trong một vài thập kỷ nữa.

Sunday, October 6, 2019