Cho đi nghĩa là nhận lại

Kiến thức là tài sản chung, ta đã nhận được, thì phải có nghĩa vụ cho đi.

Bến Nhà rồng

Ngày nay Bến Nhà rồng đã trở thành một địa danh lịch sử, một bảo tàng.

Hà Giang

Ruộng bậc thang ở Hà Giang.

Hồ Gươm

Những hàng cây ven hồ Gươm chắc sẽ còn thay đổi nhiều.

Đà lạt

Dù cuộc sống đã đổi thay nhưng những nét xưa còn đọng lại đâu đó ở ga Đà Lạt.

Saturday, November 23, 2019

Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030

Ngày 22/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định  1679/QĐ-TTg  phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược này là : Quán triệt sâu sắc và triển khai đầy đủ Nghị quyết số 21-NQ/TW  ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Tập trung mọi nỗ lực chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang thực hiện và đạt được các mục tiêu toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Mục tiêu tổng quát:
Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát   triển đất nước nhanh, bền vững.
Chiến lược có 8 mục tiêu tổng quát với những nhiệm vụ và giải pháp, phân công các Bộ, ngành và địa phương cùng thực hiện theo chức năng, thẩm quyền thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về dân số.
Toàn văn quyết định download tại đây.
Xem thêm các văn bản liên quan tại Chính sách dân số

Thursday, November 14, 2019

Nợ công

Thứ ba, 12/11/2019, 17:28 (GMT+7) 
Chính phủ được duyệt vay gần 490.000 tỷ đồng năm 2020
Quốc hội đồng ý để Chính phủ vay gần 490.000 tỷ đồng trong năm 2020 nhằm bù đắp bội chi, nhận nợ bảo hiểm và trả nợ gốc ngân sách Trung ương

Chiều 12/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 với 93,37% đại biểu tham gia tán thành. Theo đó, tổng thu ngân sách hơn 1,51 triệu tỷ đồng, tổng chi xấp xỉ 1,75 triệu tỷ đồng.

Mức bội chi năm 2020 được Quốc hội cho phép là 234.800 tỷ đồng, khoảng 3,44% GDP. Trong số này, ngân sách Trung ương được bội chi 217.800 tỷ đồng, tương đương 3,2% GDP. Còn bội chi ngân sách địa phương là 17.000 tỷ đồng, khoảng 0,24% GDP.

Quốc hội đồng ý cho phép Chính phủ vay gần 490.000 tỷ đồng trong năm sau. Báo cáo trước đó của Chính phủ cho biết, khoản vay gần 490.000 tỷ này sẽ được dùng để cân đối ngân sách trung ương. Trong số này, 217.000 tỷ đồng dùng để bù đắp bội chi, 9.100 tỷ đồng nhận nợ bảo hiểm và 217.000 tỷ đồng trả nợ gốc ngân sách.

Để cân đối thu chi, Quốc hội yêu cầu Chính phủ siết chặt kỷ cương ngân sách; điều hành chính sách tài khoá chặt chẽ, minh bạch và đồng bộ với chính sách tiền tệ; nêu gương trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách.

"Chính phủ cần tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; chống lãng phí; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài và bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định", Nghị quyết Quốc hội nêu.

Quốc hội cũng đồng ý cho phép Chính phủ sẽ tiếp tục sử dụng nguồn thu từ xổ số cho đầu tư phát triển, ưu tiên rót vốn vào các lĩnh vực như giáo dục, dạy nghề, y tế công lập...

Chính phủ được yêu cầu thống nhất các khoản thu từ phí sử dụng đường bộ (gồm đường do Trung ương và địa phương quản lý) và phân chia nguồn thu này về ngân sách Trung ương.

Anh Minh
(vnexpress.net)
Thứ năm, 14/11/2019, 10:47 (GMT+7) 
Quốc hội duyệt chi gần 5 tỷ USD trả nợ lãi năm 2020
Tổng chi ngân sách năm 2020 được phê duyệt là gần 1,07 triệu tỷ đồng, trong đó gần một nửa là chi thường xuyên và 10% trả nợ lãi.

Ngày 14/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020 với 90,48% đại biểu tham gia tán thành. Theo đó, Quốc hội quyết định tổng thu ngân sách là gần 851.800 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương trên 660.500 tỷ. Còn chi ngân sách trung ương khoảng 1,06 triệu tỷ đồng, trong đó gần 367.710 tỷ đồng dành để bổ sung cân đối ngân sách địa phương.

Năm 2020, Quốc hội phê duyệt mức chi thường xuyên gần 480.000 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 220.000 tỷ, chi trả nợ lãi 115.400 tỷ và các khoản chi khác 20.300 tỷ đồng.

Riêng mức chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế giảm so với năm trước, còn 14.600 tỷ đồng, giảm 1.600 tỷ so với năm 2019.

Với ngân sách địa phương, Quốc hội quyết định dự toán bội thu năm 2020 là hơn 1,1 triệu tỷ đồng, nhưng vay bù đắp bội chi trên 18.100 tỷ và vay trả nợ gốc gần 11.400 tỷ đồng. Hà Nội và TP HCM là hai địa phương có số vay trả nợ gốc nhiều nhất, lần lượt hơn 4.600 tỷ và trên 3.700 tỷ đồng.
Thảo luận trước đó, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn cơ cấu phân bổ chi đầu tư phát triển còn phân tán, chưa đảm bảo vai trò chủ đạo theo Hiến pháp; còn giải ngân vốn đầu tư công thấp nhất trong 5 năm qua.

Giải trình sau đó, Chính phủ nêu, dự toán chi thường xuyên năm 2020 là 470.600 tỷ đồng, chiếm gần 27% tổng chi ngân sách. Trong đó chi đầu tư phát triển ngân sách Trung ương là 220.000 tỷ đồng, tăng 23.100 tỷ (khoảng 11,7%) so với dự toán 2019 và chiếm gần 47% tổng chi đầu tư phát triển. Vì thế, Chính phủ cho rằng, dự toán chi đầu tư phát triển từng bước thực hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và cải thiện theo tinh thần Hiến pháp và Luật ngân sách Nhà nước.

Về phía cơ quan thẩm tra, ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cho biết, trong điều kiện thu ngân sách còn khó khăn, nguồn thu  Trung ương phụ thuộc nhiều từ thu dầu thô, xuất nhập khẩu và phân chia giữa ngân sách Trung ương - địa phương có xu hướng giảm, việc Chính phủ dự kiến chi 220.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển là "nỗ lực trong điều hành ngân sách".

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra Quốc hội cũng nhìn nhận, mức phân bổ còn lại cho ngân sách Trung ương chỉ khoảng 112.900 tỷ đồng là thấp so với yêu cầu. Cơ quan này đề nghị cơ cấu lại nguồn thu ngân sách Trung ương, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án hạ tầng trọng điểm.

Trước việc giải ngân vốn đầu tư công ì ạch, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rốt ráo rà soát lại quy trình, thủ tục, gỡ những điểm nghẽn ảnh hưởng trực tiếp tới thời hạn phân bổ, giao kế hoạch vốn và giải ngân vốn đầu tư công. Chính phủ cũng cần có chế tài xử lý đủ mạnh với các cơ quan, đơn vị, cá nhân gây chậm trễ trong việc giao kế hoạch vốn và giải ngân vốn.

Để cân đối ngân sách trung ương, địa phương, Quốc hội yêu cầu Chính phủ điều hành chi trả phí phát hành trái phiếu Chính phủ trong phạm vi dự toán chi trả nợ lãi của ngân sách Trung ương 2020 và chủ động cơ cấu lại nợ công theo quy định Luật Quản lý nợ công.

Nguyễn Hoài