Cho đi nghĩa là nhận lại

Kiến thức là tài sản chung, ta đã nhận được, thì phải có nghĩa vụ cho đi.

Bến Nhà rồng

Ngày nay Bến Nhà rồng đã trở thành một địa danh lịch sử, một bảo tàng.

Hà Giang

Ruộng bậc thang ở Hà Giang.

Hồ Gươm

Những hàng cây ven hồ Gươm chắc sẽ còn thay đổi nhiều.

Đà lạt

Dù cuộc sống đã đổi thay nhưng những nét xưa còn đọng lại đâu đó ở ga Đà Lạt.

Sunday, August 30, 2020

Danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế.

Ngày 24/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1295/QĐ-TTG ban hành danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế. Theo đó, Quyết định quy định hai mức độ: mức độ tối mật gồm Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, còn gồm tên, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của vi sinh vật mới phát hiện chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/8/2020.

Quyết định 1295/QĐ-TTg

Tuesday, August 11, 2020

Hội thảo tập huấn kỹ thuật viết tin bài cho website

 Việc đọc nội dung điện tử có nhiều điều khác với sách, báo, tin in trên giấy. Vì thế, cách viết tin, bài trên website cũng đòi hỏi những kỹ thuật khác với kỹ thuật viết sách, báo giấy. 

Nhằm nâng cao kỹ năng viết tin, bài, và cung cấp được hình ảnh bắt mắt, có tính "chuyên môn" cao hơn, ngày 12/8/2020, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng đã tổ chức hội thảo tập huấn viết tin bài và chụp ảnh phục vụ cho công tác truyền thông trên website population.edu.vn.

Các giảng viên, viên chức của Trung tâm đã cùng nhau phổ biến, trao đổi, thảo luận, rèn luyện những kỹ năng viết và chụp ảnh. Với đặc trưng tiếp thu tin trên website, những người tham dự đã tiếp nhận các thủ thuật để viết một tin/bài đảm bảo đủ chất lượng đồng thời đủ cuốn hút người quan tâm.

Bên cạnh đó, hình ảnh minh họa cũng tác động mạnh đến sự chú ý của người đọc. Tại hội thảo, người tham dự được truyền đạt một số kỹ thuật cơ bản trong nhiếp ảnh bằng điện thoại thông minh.

Các nội dung tại hội thảo có thể download tại đường link bên dưới:

Bài trong hội thảo



Friday, July 3, 2020

Bảng tính tuổi thọ Trung bình (đăng lại)

Tuổi thọ trung bình (thuật ngữtiếng Anh là life expectancy) là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc  đánh giá một nền y tế quốc gia. Người ta thường so sánh tuổi thọ trung bình giữa các dân số trên thếgiới hay giữa các địa phương trong cùng một nước để đề cập đến tình trạng bất bình  đẳng/bình đẳng trong hệ thống y tế. Tuổi thọ trung bình được  định nghĩa là sốnăm mà một trẻem mới ra  đời kì vọng sống sót trong quãng  đời còn lại. Thật ra, trong thực tếtuổi thọtrung bình có thể  ước tính cho bất cứ  độ tuổi nào. Tuổi thọ trung bình có thể ước tính cho từng địa phương trong một thời gian nào đó.
Ước tính tuổi thọ trung bình chỉ cần hai số liệu: dân số và số tửvong cho từng độtuổi (hay nhóm tuổi). 
Bảng tính tuổi thọ dưới đây sử dụng như sau:
- Chỉ cần điền số dân ở độ tuổi Px và số tử vong của mỗi độ tuổi đó (dx)
- Không chỉnh sửa các cột khác.
Cột cuối cùng (e) là tuổi thọ trung bình của mỗi độ tuổi, trong đó tuổi thọ trung bình của nhóm <1 được xem như tuổi thọ bình quân của dân số tại thời điểm xem xét.

Sunday, May 17, 2020

Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản phê duyệt chương trình hành động về công tác dân số trong tình hình mới

Kể từ khi Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới được ban hành tới nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định phê duyệt các chương trình triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số, chuyển biến công tác dân số sang giai đoạn mới.
Chỉ trong tháng 4 năm 2020, Thủ tướng đã ban hành các quyết định liên quan:

- Quyết định 499/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 20 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021 - 2030” 
-Quyết đinh 537/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 phê duyệt Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030
- Quyết định 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”

Monday, February 10, 2020

Điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế

Ngày 31/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Trước khi điều động giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Long nắm giữ vai trò Thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông có 7 năm đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế trước khi được Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Với quyết định này, ông Long quay trở lại với cương vị ông từng giữ trước khi làm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Nguyễn Thanh Long sinh ngày 3/9/1966 tại xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp thạc sĩ y khoa chuyên ngành truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội năm 1995.
Ông bảo vệ tiến sĩ y khoa vào năm 2003 và phó giáo sư y học năm 2009; giáo sư y học năm 2013.
Từ năm 1995 đến 2003, ông là chuyên viên Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Từ tháng 12/2003 đến tháng 5/2005 là Trưởng phòng Kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS.
Từ tháng 6/2005 đến tháng 3/2008 ông Long là Phó cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS. Sau đó ông nắm giữ chức Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS đến tháng 11/2018.
Từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2018, ông là ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Sunday, January 5, 2020

Giả thiết nếu loài người chỉ bắt đầu với Adam và Eva, sau bao nhiêu lâu loài người đạt đến 7,5 tỷ như hiện nay?

Nhưng hãy thử tưởng tượng rằng nếu một ngày nào đó tất cả con người trên hành tinh này đột nhiên biến mất, chỉ còn lại một người đàn ông và một người phụ nữ như Adam và Eva còn tồn tại thì sẽ mất bao nhiêu thời gian để họ có thể khôi phục được dân số của nhân loại như hiện tại - 7,5 tỷ người?
Thuật toán đơn giản nhất được tính toán dựa trên trường hợp họ được cung cấp thực phẩm không giới hạn, bỏ qua các vấn đề về đạo đức hay gen sinh học, cứ sau 20 năm, hai người có một thế hệ và con cái họ giống nhau. Sau đó, chỉ 33 thế hệ, 660 năm, có thể đưa dân số trái đất lên 2 ^ 33 = 8,589,934,592 tỷ người, hơn hẳn con số 7,5 tỷ người như hiện nay.
Tuy nhiên, tình huống này không tính đến những ảnh hưởng từ bên ngoài tới cuộc sống con người, cái chết, nguồn cung cấp thực phẩm, sự phát triển xã hội cũng như dịch bệnh, chiến tranh, vô sinh... Và đó không phải là cách tư duy của khoa học.
Trên thực tế vẫn chưa có bất cứ phương pháp nào hoàn toàn khoa học tồn tại, vì thời gian sẽ không quay trở lại và sự tiến hóa của loài người thì vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn, chúng ta có thể đưa ra các giả định hợp lý dựa trên các điều kiện của xã hội hiện đại, như nguồn cung cấp thực phẩm hiện tại, tuổi thọ, sự phát triển xã hội, khả năng cá nhân...và sau đó chỉ tồn tại hai người như Adam và Eva bắt đầu làm lại lịch sử loài người.
Làm thế nào chúng ta có thể tính được sau bao nhiêu năm con người mới có thể phát triển dân số lên tới 7,5 tỷ người?
Chìa khóa chỉ là một chỉ số: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. Đây là chỉ số hiện tại về sự gia tăng dân số của các quốc gia khác nhau trên Trái Đất. Sau khi xem xét tất cả các yếu tố, tỷ lệ này cao nhất chỉ là khoảng 4%.
Nếu tính theo mức trung bình của thế giới hiện nay là 1,17%, Adam và Eva có thể đưa dân số trái đất trở lại 7,5 tỷ trong vòng 1955 năm;
Trong trường hợp của Liberia - một quốc gia nằm ở Tây Phi, giáp giới với các nước Sierra Leone, Guinée, và Côte d'Ivoire với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 4,5% cao nhất thế giới. Eva và Adam có thể đưa dân số nhân loại đạt 7,5 tỷ chỉ sau 517 năm;
Nếu Adam và Eva được sinh ra ở Cameroon, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 2%, thì sẽ mất 1149 năm để dân số nhân loại có thể vượt quá 7,5 tỷ người;
Trong trường hợp Adam và Eva có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên như ở Ấn Độ là 1,48% thì phải mất 1548 năm để đưa dân số trái đất trở lại 7,5 tỷ người;
Nếu tính theo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Hoa Kỳ là 0,97% thì cặp đôi này phải mất 2356 năm để đạt 7,5 tỷ người;
Còn khi tính theo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên như ở Trung Quốc là 0,48% và phải mất 4749 năm để đạt 7,5 tỷ người;
Nếu tính theo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên như ở các nước như Cuba, Nhật Bản, Đức và Nga, thì thực sự đây là điều hoàn toàn không may mắn đối với con người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại các quốc gia này quá thấp và còn bị âm (dưới mức 0%) và con người sẽ sớm bị tuyệt chủng.
(Lưu ý: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của các quốc gia trên là từ số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc 2005-2010).
Nói chung, nếu Adam và Eva xuất hiện ở các nước đang phát triển, sẽ chỉ mất hàng trăm năm đến hơn một nghìn năm để đưa dân số trái đất trở lại 7,5 tỷ người.
Bên cạnh đó, còn một vấn đề nữa mà chúng ta chưa tính đến đó là nếu chỉ còn một người đàn ông và một người phụ nữ trên Trái Đất. Họ có thể khởi động lại nền văn minh của loài người? Nhưng tạm bỏ qua vấn đề đó vì chúng ta mới chỉ bàn đến vấn đề dân số, tính toán trên cũng có thể hoàn toàn khả thi bởi trong lịch sử cũng có những trường hợp gần như tương tự đối với các loài động vật.
Năm 1906, bốn con nai sừng tấm đã được mang tới Newfoundland và ngày nay có hơn 150.000 con nai sừng tấm ở Newfoundland.
Năm 1790, chín thành viên phi hành đoàn nổi tiếng của Hải quân Hoàng gia Anh cùng sáu người đàn ông Tahiti và 12 phụ nữ Tahiti đã cùng sinh sống trên đảo Pitcairn.
Những xáo trộn dân sự, bệnh tật đã khiến tám thành viên phi hành đoàn đã chết vì bị giết hoặc tự sát. Ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, đến năm 1856, tức 66 năm sau, dân số của hòn đảo đã tăng lên từ 19 người còn lại lên tới 193 người.